Tính toán tháng nhuận Âm_dương_lịch

Ý tưởng thô sơ về tần suất tháng nhuận trong các lịch âm dương có thể thu được bằng tính toán sau, sử dụng độ dài gần đúng của tháng và năm theo ngày:

  • Năm: 365,25, Tháng: 29,53
  • 365,25/(12 × 29,53) = 1,0307
  • 1/0,0307 = 32,57 tháng thông thường giữa các tháng nhuận
  • 32,57/12 − 1 = 1,7 năm thông thường giữa các năm nhuận

Chuỗi tượng trưng cho trật tự năm thường và nhuận là ccLccLccLcLccLccLcL (trong đó c là năm thường, L là năm nhuận), nó cũng là chu kỳ Meton 19 năm cổ đại. Lịch Do Thái và Phật lịch hạn chế tháng nhuận chỉ vào một tháng trong năm, vì thế số tháng thường giữa các tháng nhuận thường là 36 tháng nhưng đôi khi chỉ là 24 tháng. Âm dương lịch Trung Quốc và Hindu cho phép tháng nhuận có thể xảy ra sau hay trước (tương ứng) tháng bất kỳ nhưng sử dụng chuyển động thật sự của Mặt Trời, vì thế các tháng nhuận của các lịch này nói chung thông thường không xảy ra trong một vài tháng mà Trái Đất gần điểm cận nhật, khi mà tốc độ biểu kiến của Mặt Trời dọc theo hoàng đạo là nhanh hơn (trong kỷ nguyên J2000 là khoảng ngày 3 tháng 1). Điều này làm tăng số lượng thông thường của các tháng thường giữa các tháng nhuận tới khoảng 34 tháng khi hai năm thường xen giữa các năm nhuận và làm giảm số tháng thường xuống khoảng 29 tháng khi chỉ có một năm thường xen giữa hai năm nhuận.